Bệnh trĩ hỗn hợp với những thông tin bệnh nhân cần biết
Nhiều người thường nghe tới trĩ nội, trĩ ngoại nhưng trĩ hỗn hợp lại ít được biết tới. Thực tế, đây cũng là một loại bệnh trĩ và được đánh giá mức độ nguy hiểm cao nhất. Vậy trĩ hỗn hợp là căn bệnh thế nào? Tại sao mọi người lại mắc bệnh trĩ hỗn hợp? Tham khảo bài chia sẻ dưới đây để có thể giải đáp các thông tin về tình trạng bệnh trĩ hỗn hợp nhé.
TRĨ HỖN HỢP LÀ GÌ?
Bệnh trĩ được biết đến là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng đã bị phình giãn một cách quá mức. Điều này gây nên hiện tượng sưng viêm, kích thước tăng lên, tạo thành các búi trĩ. Dựa trên đặc điểm của bệnh trĩ, bệnh nhân có thể chia sẻ thành 3 loại đó là trĩ nội, trĩ ngoại, và bệnh trĩ hỗn hợp.
Trĩ hỗn hợp là tình trạng của chân búi trĩ nằm ở nằm phía bên trên và cả bên dưới của đường lược. Có nghĩa là bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp sẽ mắc cả tình trạng của trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Theo các chuyên gia về bệnh trĩ, trĩ ngoại và trĩ nội tiến triển lâu ngày có thể tạo thành các búi trĩ hỗn hợp.
Thông thường người bệnh mắc trĩ hỗn hợp sẽ xuất hiện ở các giai đoạn bệnh trĩ nội cấp độ 3 và cấp độ 4. Vì vậy, trĩ nội thường sẽ có diễn biến phức tạp và nặng nề hơn so với các bệnh trĩ thông thường. Với trĩ hỗn hợp hầu hết các trường hợp bác sĩ cần phải can thiệp các thủ thuật hoặc điều trị ngoại khoa.
DẤU HIỆU PHÁT HIỆN BỊ BỆNH TRĨ HỖN HỢP
Bởi vì trĩ hỗn hợp có thể xuất cả dấu hiệu cả bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội nên trong cuộc sống người bệnh có thể gặp rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt cuộc sống. Những dấu hiệu bệnh trĩ hỗn hợp mà người bệnh có thể bắt gặp đó là:
► Đại tiện ra máu: Người bệnh xuất hiện dấu hiệu đi đại tiện ra máu tươi, lúc đầu máu có thể ra ít dính trên giấy, nhưng lâu dầu có thể chảy thành giọt hoặc tia. Nhiều trường hợp bị chảy máu nhiều gây nên tình trạng thiếu máu, với các biểu hiện bệnh như da vàng, da xanh, chóng mặt mỗi khi vận động,...
► Có dịch nhầy chảy ở hậu môn: Đây chính là dấu hiệu của tình trạng trĩ hỗn hợp khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, khi bị bệnh thì người bệnh thấy tại vùng hậu môn ướt át, thậm chí còn có thể xuất hiện ra mùi hôi.
► Hậu môn đau rát và ngứa ngáy: Bởi vì dịch nhầy chảy ra bên ngoài hậu môn nên người bệnh thường hay cảm thấy vướng víu, ngứa ngáy tại vùng hậu môn. Nhiều bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng nứt kẽ hậu môn, hay những người bị bệnh trĩ hỗn hợp thường dễ bị táo bón. Việc này khiến cho bệnh nhân thấy hậu môn bị nóng, trầy xước, đi đại tiện cảm thấy đau rát.
► Búi trĩ sa ra bên ngoài: Bệnh trĩ sẽ tùy vào mức độ có thể tự động co lại hoặc bệnh nhân phải sử dung tay để đẩy búi trĩ vào bên trong. Tuy nhiên, có những trường hợp nặng thì bệnh nhân có sử dụng tay thì cũng không thể đẩy búi trĩ đi vào bên trong của hậu môn được.
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN CĂN BỆNH TRĨ HỖN HỢP Ở NHIỀU NGƯỜI
Nguyên nhân của bệnh trĩ nói chung và trĩ hỗn hợp nói riêng có rất nhiều, và thường do những nguyên nhân bao gồm:
⇒ Thường xuyên mắc chứng táo bón: Táo bón chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc hình thành các búi trĩ, trong đó có trĩ hỗn hợp. Táo bón chính là tình trạng phân bị ứ đọng lại tại quai ruột ở vùng trực tràng, và với tác động của áp lực tăng cao khiến cho bệnh nhân đi đại tiện khó khăn. Nếu tình trạng táo bón thường xuyên diễn ra sẽ dẫn tới các bộ phận nâng đỡ chức trĩ quanh hậu môn như cơ nâng, cơ vòng, hay các dây chằng trở nên lỏng lẻo, khả năng đàn hồi giảm. Nếu bệnh nhân không sớm khắc phục tình trạng này để nó kéo dài có thể hình thành các búi trĩ bên trong và bên ngoài hậu môn, và gây nên bệnh trĩ hỗn hợp.
⇒ Do đặc thù công việc: Nhiều người có đặc thù công việc phải ngồi hoặc đứng lâu quá nhiều, hay thường xuyên phải mang vác vật nặng dễ xuất hiện tình trạng trĩ hỗn hợp. Bởi nhưng hoạt đông như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của tĩnh mạch, động mạch. Với sự chèn ép gây ra hiện tượng tắc nghẽn các búi tĩnh mạch trĩ ở hậu môn, tạo nên hiện tượng sưng phồng.
⇒ Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn uống tác động lớn đến việc tạo nên các búi trĩ vì nhiều người có thói quen ăn ít rau, ăn không đủ chất xơ và uống ít nước gây nên tình trạng táo bón kéo dài. Nhiều người còn sử dụng những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, kết quả là các tĩnh mạch ở vùng trực tràng bị tác động, tăng lên dịch tiết ở vùng hậu môn, làm hình thành bệnh trĩ hỗn hợp.
⇒ Phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ: Khoảng 80% thai phụ mắc phải căn bệnh này vì khi mang thai máu cần phải lưu thông nhiều hơn để đủ lượng cung cấp tới cho thai nhi. Ngoài ra, thai nhi với trọng lượng phát triển dần sẽ tạo nên sức ép rất lớn ở vùng chậu, và điều này khiến cho tĩnh mạch ở hậu môn xuất hiện tình trạng phù lồi, sưng phồng. Nếu sinh đẻ bình thường, người mẹ cần phải dùng rất nhiều sức mới có thể đưa thai nhi ra bên ngoài, và điều này khiến cho những mao mạch, tĩnh mạch vùng chậu ảnh hưởng, bệnh trĩ càng phát triển nặng hơn.
Và tốt nhất, nếu bệnh nhân nhận thấy dấu hiệu bệnh trĩ, chưa thể kết luận đó có phải bệnh trĩ hỗn hợp không cũng nên sớm đi thăm khám, và điều trị ngay từ giai đoạn bệnh nhẹ. Và Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên ở tại 111 Trần Phú, P.Diên Hồng, TP.Pleiku, Gia Lai chính là cơ sở rất đáng tin cậy để bệnh nhân khám và chữa trị bệnh trĩ.
► Phòng khám có đội ngũ bác sĩ giỏi, có nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, đã giúp đỡ và điều trị cho rất nhiều ca bệnh trĩ hỗn hợp.
► Bác sĩ cũng rất thấu hiểu sự e ngại, xấu hổ của bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh tế nhị này, vì vậy luôn cố gắng dành thời gian đồng hành và chia sẻ để bệnh nhân bớt áp lực.
► Nhân viên y tế tại phòng khám được đánh giá có thái độ chuyên nghiệp, luôn đồng hành cùng bệnh nhân trong từng quá trình điều trị bệnh.
► Mức chi phí tại phòng khám rẻ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chia sẻ cụ thể ngay từ ban đầu để có thời gian chuẩn bị.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ hỗn hợp, đây là tình trạng bệnh vô cùng nguy hiểm bệnh nhân cần hết sức chú ý dấu hiệu để sớm phát hiện. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin liên quan hãy liên hệ đến Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên thông qua số hotline là 02693748888 hoặc nhấp vào Khung chat bên dưới đây sẽ có nhân viên tư vấn hỗ trợ nhé.